Trầm hương - Sự nối kết với thế giới tâm linh
Trầm hương - Sự nối kết với thế giới tâm linh
Hương thơm thanh khiết của trầm hương từ lâu đã đi sâu vào trong tâm thức, trở thành một phần không thể thiếu trong nét văn hóa tâm linh của người dân khắp nơi trên thế giới. Với những ai từng nếm trọn hương thơm của trầm, chắc hẳn sẽ không thể dễ dàng quên đi áng hương nhè nhẹ đầy xuyến xao này. Người ta tin rằng, trầm hương là loại gỗ có linh khí, là nhịp cầu vô hình kết nối con người với thế giới tâm linh.
1. Trầm hương trong cuộc sống thường nhật
Trải qua bao đau thương, trầm hương dần tích tụ linh khí của trời đất mà hình thành nên loại gỗ mang trong mình nét thanh khiết, tinh sạch. Cứ như thế, loại gỗ này đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong các nghi lễ cúng bái, nhất là trong mỗi dịp đầu năm mới.
Làn khói mỏng của trầm hương lan tỏa khắp không gian mang theo niềm tin và ước nguyện của con người về một cuộc sống hạnh phúc bình yên gửi đến ông bà tổ tiên nơi thế giới vô hình.
Chính điều đó đã khiến cho trầm hương dần gắn liền với đời sống của mỗi con người, mỗi khi đến ngày đầu năm mới hoặc khi có khách đến chơi nhà, nhiều dân tộc trên thế giới đã đốt một ít trầm hương để mang đến sự thanh khiết, dễ chịu cho mọi người.
2. Hương trầm - mùi hương của Niết Bàn
Trầm hương không chỉ có ảnh hưởng trong mỗi gia đình mà còn mang trong mình sự linh thiêng tương đồng với giáo lý nhà Phật cũng như trong bất kỳ tôn giáo nào. Một nén nhang trầm, một làn khói tỏa của trầm hương là biểu trưng cho sự nối kết đặc biệt với thế giới tâm linh.
Đã từ lâu, người ta ví hương thơm dịu nhẹ của trầm hương là hương thơm của Niết Bàn bởi sự thanh sạch và tĩnh tại mà mùi hương này đem đến cho con người. Truyền thuyết kể rằng, khi Đức Phật viên tịch, Ngài đã được tẩm ướp bằng tinh dầu trầm hương và dùng gỗ trầm hương để hỏa táng. Ngoài ra, theo kinh Pháp Hoa, những thiện nam, tín nữ nào thọ trì kinh Pháp Hoa sẽ được tám trăm công đức ở mũi và có thể dùng tỷ căn thanh tịnh để ngửi khắp cõi tam giới, thưởng những các mùi hương, đặc biệt là hương trầm.
Cũng từ đó, trầm hương được dùng trong hầu hết các nghi lễ với nhang trầm dâng Phật, bột trầm hay trầm miếng để đốt khi thiền định, tụng kinh để khiến tâm hồn tĩnh tại, không còn những nhốn nháo nghĩ suy mà chỉ còn lại sự tịnh tâm, thông suốt.
Trầm còn được sử dụng để làm các chuỗi hạt quý giá của các nhà sư, mỗi chuỗi bao gồm 108 hạt tượng trưng cho 108 phiền não của nhân gian được tính nối tiếp từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Việc dùng vòng tay 108 hạt trong khi niệm Phật sẽ có thể loại trừ 108 điều phiền não đó. Bên cạnh đó, các nhà sư còn dùng chuỗi hạt này để chữa bệnh bằng cách giã nhuyễn những hạt trầm.
3. Trầm hương trong Thiên Chúa giáo
Không những có ảnh hưởng rất lớn trong giáo lý nhà Phật mà trầm hương cũng có một vị trí quan trọng trong đạo Thiên Chúa.
Trong kinh Tân Ước có đề cập, sau khi chịu khổ hình đóng đinh trên cây thánh giá để gánh tội cho nhân loại, cơ thể của Chúa Jesus đã được xức bằng hỗn hợp nhựa thơm và trầm hương. Từ đó, nhiều người đã bắt đầu sử dụng nhang trầm hương tăm rộng rãi để xông đốt trong các lư hương dưới tượng Chúa bởi người ta tin rằng mùi thơm êm dịu của trầm sẽ là cầu nối để Chúa biết được lòng tôn kính của họ dành cho Ngài.
Ngoài ra, trầm hương còn biểu hiện cho sự dâng hiến hy sinh của con người cùng với lễ tế để dâng lên làm đẹp lòng Chúa cũng như xua đuổi được tà khí, làm tinh sạch không khí.
4. Trầm hương trong Hồi giáo
Từ xưa đến nay, trầm hương luôn được xem là bảo bối của các quốc gia theo đạo Hồi bởi người ta các vị thần mà họ tin tưởng rất thích mùi hương của trầm và làn khói mỏng ấy sẽ có thể gửi gắm trọn vẹn lời nguyện ước của đến với các vị thần.
Không những vậy, tinh dầu trầm hương còn được xem là bảo vật xua đuổi là tà ma, xú uế vô cùng hiệu nghiệm. Trong nghi lễ tẩy rửa thánh đường Kaaba - nơi linh thiêng nhất của người Hồi Giáo, Ả Rập Xê Út, các vị khách mời bắt buộc phải sử dụng khăn trắng có tẩm Tinh dầu Trầm Hương, xạ hương để lau các bức tường bên trong nhằm giữ gìn sự trong sạch nơi đây.