Trầm hương cấy tạo là gì? Ưu, nhược điểm của 3 phương pháp tạo trầm trên cây Dó Bầu

Trầm hương cấy tạo là gì? Ưu, nhược điểm của 3 phương pháp tạo trầm trên cây Dó Bầu

Trầm hương tự nhiên gần đây đã dần trở nên khan hiếm, mà quá trình khai thác lại vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Chính vì lẽ đó mà nhiều người đã tiến hành nghiên cứu nhiều phương pháp để cho ra trầm hương cấy tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao trên thị trường. Hiện nay, có 3 phương pháp tạo trầm trên cây Dó Bầu được biết đến là phương pháp vật lý, hóa học và sinh học. Hãy cùng Trầm hương Sinh học TTT tìm hiểu ưu, nhược điểm của 3 phương pháp tạo trầm này nhé!

1.Trầm hương cấy tạo là gì?

1.1. Khái niệm

Trầm hương cấy tạo được biết đến là những tụ trầm được hình thành từ tác động của con người lên cây Dó Bầu tại các vườn trầm. Khi cây Dó Bầu được khoảng 10 năm tuổi, nhà vườn sẽ tiến hành khoan đục thân cây và cấy ghép nấm vi sinh để kích thích cây tiết ra nhựa bảo vệ vết thương và tạo ra trầm. 

Mặc dù được giúp sức từ bàn tay con người nhưng trầm hương cấy tạo cũng sở hữu hương thơm đặc trưng của loài gỗ quý. Trầm hương cấy tạo có mùi hương thơm nhẹgiữ được khá lâu trong không khílượng tinh dầu trong trầm hương cấy tạo cũng khá dồi dào, chất dầu ẩm và mướt không kém trầm hương tự nhiên. 

Thời gian để cây Dó Bầu tạo ra trầm cũng khá lâu, khoảng từ 5 năm trở lên và chất lượng hình thành trầm cũng tương đối thấp. Thế nên, giá của trầm hương cấy tạo cũng rất cao, nhưng thấp hơn so với trầm hương tự nhiên. 

Trầm hương cấy tạo hình thành từ tác động của con người trên thân cây Dó Bầu

1.2. Đặc điểm của trầm hương cấy tạo

Trầm hương cấy tạo sẽ có một số đặc điểm cụ thể như sau:

- Tùy vào từng phương pháp mà trầm hương nhân tạo sẽ có sản lương cao hay thấp, màu sắc và chất lượng khác nhau.
- Thời gian tụ trầm thường sẽ ngắn hơn so với trầm hương tự nhiên nên giá thành cũng thấp hơn.
- Trầm hương cấy tạo có mùi nhẹ, lan tỏa ra không gian và có khả năng lưu hương lâu.
- Trầm hương cấy tạo theo phương pháp sinh học được đánh giá cao nhất vì chất lượng trầm luôn được đảm bảo và không mang dư chất hóa học.

Một số đặc điểm của trầm hương cấy tạo

1.3. Giá thành của trầm hương cấy tạo

Tuy rằng giá thành của trầm hương cấy tạo sẽ không cao bằng trầm hương tự nhiên nhưng nhìn chung giá của loại trầm này sẽ dao động như sau:

- Trầm hương cấy tạo theo công nghệ vật lý và công nghệ hóa học: từ vài trăm nghìn đến khoảng 40 triệu đồng/kg.
- Trầm hương cấy tạo theo công nghệ sinh học: từ chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng/kg.

Trầm hương cấy tạo có giá khá cao

2. Điều kiện để cấu thành trầm hương cấy tạo 

Để tạo được Trầm hương cấy tạo có chất lượng tốt và giá thành rẻ hơn Trầm hương tự nhiên, người ta sẽ chọn những cây Dó Bầu đã trưởng thành, thân cây đủ lớn để tạo được nhiều trầm. Bên cạnh đó, người cấy trầm cần có những kỹ năng và công nghệ hiện đại để quá trình tạo ra trầm diễn ra nhanh cùng tỷ lệ thành công cao hơn. 

Một số điều kiện để cấu thành trầm hương cấy tạo

3. Ưu, nhược điểm của 3 phương pháp tạo trầm hiện nay

3.1. Phương pháp cấy tạo vật lý

Trầm hương là sự phản ứng của các phân tử gỗ trên thân cây Dó Bầu với những tác động từ bên ngoài gây ra vết thương như bom đạn, côn trùng đục thân,... Khi tổn thương, nhựa trong thân cây sẽ tụ lại để chữa lành vết thương. Qua một thời gian dài, phần gỗ ở chỗ bị thương dần biến chất và trở thành trầm hương.

Hiểu được cơ chế đó, nhiều nhà vườn đã tiến hành gây ra nhiều vết thương trên cây Dó Bầu bằng các biện pháp cơ giới như dùng rìu chặt tạo vết xước, khoan tạo lỗ, đóng đinh,... Đây được gọi là phương pháp cấy tạo vật lý, tạo ra vết thương để các loài vi sinh vật dễ xâm nhập vào bên trong.

Tuy phương pháp này được thực hiện vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả mang lại không cao, sản lượng trầm hương thu được thường rất ít và cần phải có thêm chất xúc tác để có thể tạo trầm.

Phương pháp cấy tạo trầm vật lý

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của phương pháp cấy tạo vật lý:

Ưu điểm Nhược điểm

- Đơn giản, dễ thực hiện.

- Điều kiện cần trong quá trình hình thành trầm hương, tạo môi trường cho vi sinh vật ký sinh vào thân cây.

- Sản lượng trầm ít, tốn nhiều công sức.

- Thời gian cấy tạo dài.

- Xác xuất tạo thành trầm không cao.

- Cần kết hợp với các phương pháp khác.

   

       3.2. Phương pháp cấy tạo hóa học 

Dựa trên cơ chế hình thành trầm hương, các sản phẩm hóa học cũng đã được ứng dụng để kích thích, cấy tạo trầm. Phương pháp cấy tạo hóa học là phương pháp phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả nhanh và sản lượng trầm thu được lớn.

Để cấy tạo được trầm bằng phương pháp này, người ta tiến hành bơm những hóa chất cực mạnh vào cây hoặc quét lên thân cây để làm cho cây bị tổn thương sâu, kích thích tạo trầm trong thời gian ngắn. 

Tuy nhiên, phương pháp hóa học sẽ làm gây hại rất lớn thân cây, khiến cây chết hàng loạt. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người nông dân, khiến họ dễ mắc các bệnh về da liễu và đường hô hấp. Không những thế, người sử dụng trầm hương được cấy tạo từ phương pháp này sẽ dễ bị cay mắt, nhức đầu, chóng mặt,...

Phương pháp cấy tạo hóa học

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của phương pháp cấy tạo hóa học:

Ưu điểm Nhược điểm

- Sản lượng trầm thu được nhiều hơn phương pháp vật lý.


- Thời gian thu hoạch ngắn, khoảng 6-12 tháng sau khi bơm hoặc quét hóa chất.


- Xác suất thành công khá cao.


- Màu của tinh dầu trầm trên các thớ gỗ đậm, mùi hương đậm.

- Giá thành khá cao.

- Hóa chất mạnh dễ khiến cây Dó Bầu chết, quanh khu vực đó cũng chịu tổn hại nặng nề, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, nguồn nước bị ô nhiễm nặng.


- Người nông dân tiếp xúc trực tiếp với hóa chất sẽ dễ mắc các bệnh da liễu và hô hấp.

- Khi xông đốt hay thắp hương trầm cấy tạo sinh học sẽ khiến người dùng bị cay mắt, nhức mũi, đau đầu, chóng mặt,...

 

        3.3. Phương pháp cấy tạo sinh học

Nhận thấy được những nhược điểm của những phương pháp cấy tạo trầm vật lý và hóa học, nhiều người đã tiến hành nghiên cứu cấy tạo trầm hương từ phương pháp sinh học

Thực chất, đây là phương pháp gây bệnh cho cây bằng một loại nấm hoặc vi khuẩn ký sinh được xác định, khi đó cây sẽ tự tiết ra chất nhựa thơm để cô lập vết thương và lâu dần sẽ tạo thành trầm.

Tuy rằng sản lượng trầm hương thu được từ phương pháp sinh học không nhiều như sử dụng hóa chất nhưng chất lượng trầm luôn được đảm bảosạch sẽ và an toàn với sức khỏe của người sản xuất cũng như người tiêu dùng. 

Phương pháp cấy tạo trầm sinh học

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của phương pháp cấy tạo hóa học:

Ưu điểm Nhược điểm

- Trầm có mùi hương thanh nhẹ, dịu ngọt gần giống trầm hương tự nhiên.

- Cây phát triển tự nhiên, không bị suy yếu hay chết hàng loạt giống như phương pháp cấy tạo hóa chất.

- Trầm hoàn toàn đảm bảo sạch sẽ, an toàn với sức khỏe của người sản xuất cũng như người tiêu dùng.

- Giá dung dịch vi sinh cao hơn hóa chất.

- Thời gian cấy tạo lâu, từ 15 - 20 năm.

- Xác suất thành công không cao, nhiều cây Dó Bầu không sinh ra trầm.

- Sản lượng trầm thu được ít hơn phương pháp cấy tạo hóa học.