SƯ ÔNG THÍCH GIÁC NHI VÀ DỰ ÁN CÂY DÓ BẦU

Tại vùng đất hoang vu dưới chân núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có một nhà sư đã đến đây tu học và âm thầm nghiên cứu nuôi trồng cây Dó bầu suốt  hơn 30 năm qua với tâm nguyện mang lại lợi ích cho đời, cho người.

Là người tiên phong mang giống cây Dó bầu từ đảo về với đất liền, về trồng tại đất Đồng Nai, với thành quả lao động miệt mài không ngưng nghỉ cùng mơ ước to lớn, mảnh đất núi cằn cỗi bạt ngàn rộng 20 ha đã được sư thầy Thích Giác Nhi tạo nên vườn cây “bạc tỉ”, khả năng sinh lợi thì chưa thể tính hết. Tại đây, các cây Dó bầu đầu tiên nay đã cao đến 8-9 mét, đường kính thân cây khoảng 30cm.

 

Zalo

Zalo

Cây dó bầu mấy chục năm tuổi ( hiện tại ở tịnh xá Tam Quy )

 

 

Cơ duyên hạnh ngộ Trầm Hương

Việc “kết duyên” cùng Trầm Hương khá ngẫu nhiên. Ngày ấy, có một du khách đi tham quan đảo Phú Quốc, tình cờ ghé qua hang đá của ông. Người khách ấy tự giới thiệu là Tiến sĩ Sinh học, hai bên trò chuyện việc đạo việc đời rất tâm đắc. Biết vị tu sĩ thích trồng trọt và hoạt động từ thiện, vị khách đã khuyên ông nên trồng cây Dó bầu. Khi được nghe phân tích về giá trị kinh tế của trầm hương, là một loại sản phẩm quý hiểm có từ cây Dó, ông đã nung nấu ý định phát triển giống cây này để thực hiện ước nguyện xây một bệnh viện miễn phí cho người nghèo.

 

Zalo

Đại đức Thích Giác Nhi bên cây dó bầu 13 năm tuổi

Sau khi hái trái về mày mò ươm hạt, trải qua hàng chục lần thất bại Nhà sư rút ra được kinh nghiệm rằng, cây Dó thích hợp với nhiều loại đất, nhưng đất phải cao, không bị ngập úng vì quê hương của cây Dó là núi rừng đại ngàn. Hạt Dó cũng rất khó tính, hái rồi là phải ươm, gieo ngay, gieo ươm trễ một ngày thì giảm tỉ lệ nảy mầm một phần. Cuối cùng niềm hi vọng của ông cũng thành công khi những mầm Dó bầu đầu tiên đã vươn lên và phát triển tươi tốt. Năm 1992, ông quyết định đưa cây Dó bầu rời đảo. Qua tổ chức thu hái và gieo ươm, hằng năm tại đây trang trại cho ra khoảng 1 triệu cây con giống Dó bầu và được “bén rễ” sang các tỉnh thành: Ninh Thuận, Quảng Nam, Đăk Lak, Yên Bái, Khánh Hoà, Hà Nội,…

Zalo

Phát triển giống Dó bầu và bài toán của Nhà sư "kinh tế"

Trong trang trại rộng 20 ha, Cùng với việc trồng 5.000 cây dó, nhà sư trồng nhiều loại cây khác xen canh để lấy ngắn nuôi dài. Trong tịnh thất có 12 tăng, ni, trồng hoa màu xen canh mỗi năm thu được khoảng 100 triệu đồng. Nhà sư tạo điều kiện cho người dân trong thôn đến làm việc trong vườn ươm và được trả công xứng đáng. Ông thường dạy các đệ tử không những phải làm việc để tự nuôi sống mình mà còn phải giúp đỡ nhiều người khác.

Sau 10 năm trồng cây đến tuổi cho ra hạt, ông lấy hạt ươm và cho cây giống. Từ khi đưa hạt vào bầu ươm cho đến khi có cây giống bán mất 10 tháng. Cây giống dó bầu rất khan hiếm nên giá khá cao. Một cây ở nơi khác bán 7.000 đồng, riêng vườn của ông sư “kinh tế” chỉ bán 5.000 đồng. Ông tính toán: “Một cây giống, tôi chi phí 2.500đồng, bán 5.000 đồng là có lời rồi. Một năm, tôi bán ra được 1,2 triệu cây giống, lời được 3 tỉ đồng”. Ông cho biết thêm, hiện nay vườn dó có 700 cây cho quả để lấy hạt làm giống, mỗi năm thu được gần 300kg hạt, đủ khả năng sản xuất trên 2 triệu cây giống.

Zalo

Bài toán kinh tế của nhà sư không dừng lại ở đó, ông phân tích hiệu quả và tính toán chi phí đầu tư cho mỗi hec từ năm thứ nhất đến năm thứ 15 khoảng 125 triệu đồng, khai thác và chế biến khoảng 15 triệu đồng, tổng cộng chi phí đầu tư khoảng 140 triệu đồng/hécta.

Với niềm đam mê bất tận với Trầm Hương cùng tâm nguyện giúp ích cho đời, Sư thầy Thích Giác Nhi đã mang giá trị của cây Dó bầu và Trầm Hương đến gần hơn với con người, phát triển nền kinh tế xã hội, thay đổi hoàn toàn quan niệm Ngậm ngải tìm trầm.

Quá trình thử nghiệm đầy gian nan

Niềm vui lớn nhất của vị tu sĩ đó chính là lúc vườn cây từ 8 đến 10 năm tuổi đã được cấy trầm thử nghiệm. Suốt ngày ông lân la bên những cây dó bầu mà chính ông đã “đục lỗ, gây thương tích”. Nhận ra mùi trầm hương nhẹ nhàng tỏa ra từ những hốc cây, dù chỉ mới tạo được trầm tốc nhưng ông cũng đã rất vui mừng.

Zalo

Một góc vườn Dó bầu được Sư thầy đục hộc cấy thử nghiệm

Với tâm huyết hơn 30 năm gắn bó với cây Dó bầu, ông đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và thực nghiệm công phu trên rất nhiều cây Dó để cho ra đời phương pháp tạo trầm tốt nhất hiện nay, đó là phương pháp “Đục hộc kích thích sinh học” bằng men vi sinh độc quyền mà ông bào chế ra. Việc gây tổn thương chủ động trên thân cây Dó, sử dụng hợp chất vi sinh được bào chế từ các dược liệu và nguyên liệu thiên nhiên tác động trực tiếp và liên tục vào các hộc giúp cho tinh dầu tích tụ nhiều tại một điểm và tạo ra trầm rất nhanh. Công nghệ đã được nhiều lần thử nghiệm thành công tại buổi giao lưu giữa các quốc gia trong và ngoài nước và được đánh giá là phương pháp tạo trầm hiệu quả nhất trên thị trường thế giới hiện tại. Hơn thế nữa, phương pháp này hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại hoá chất độc hại nào, chất lượng trầm tạo ra tương đương hoặc có thể tốt hơn trầm tự nhiên, đã được kiểm định không gây hại đến cây trồng và sức khoẻ con người như các phương pháp khác.

 

Zalo

Zalo

Tia trầm hình thành từ trong hộc đã được cấy hỗn hợp men vi sinh

Kinh nghiệm đúc kết hơn 23 năm gắn bó với cây Dó bầu

Sau khi quyển “Trầm hương khảo luận” của ông được Nhà xuất bản Văn nghệ TPHCM ấn hành”, nhóm giảng viên Trường ĐH Mở – Bán Công TPHCM đã về nghiên cứu, cấy thử nghiệm tạo trầm trên cây Dó 13 năm tuổi. Theo kinh nghiệm của ông, dó bầu không kén đất nhưng đất phải cao, không bị ngập úng. Riêng khâu gieo hạt sẽ khá khó khăn, trái hái xong phải gieo ươm liền, chậm ngày nào tỷ lệ nảy mầm càng giảm chừng đó. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các đơn vị trong và ngoài nước đến thử nhưng đều không thành công. Hàng chục nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm VN, Hội trầm hương VN, Viện Khoa học Kỹ thuật đã tìm đến đây để tận mắt xem những công trình thực nghiệm công phu của ông. Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tinh dầu-Hương liệu-Mỹ phẩm VN đánh tiếng mời ông vào Ban chấp hành của Hội nhưng ông từ chối.

 

 

 

 Tác giả quyển "Trầm Hương khảo luận"

 

Zalo

Sư ông Thích Giác Nhi chụp ảnh cùng Ban Lãnh Đạo Công ty CP Trầm Hương Sinh Học TTT

Ngoài ra, bài toán thu lãi từ việc nuôi trồng cũng rất rõ ràng, mỗi cây trầm Dó từ 12 đến 15 năm tuổi cao từ 8 – 10m, bình quân trọng lượng mỗi cây từ 50 – 80 kg, đem chế biến thành bột trầm. Tính bình quân từ 60 – 70kg, mỗi kilôgram giá bình quân 100.000 đồng. Như vậy, mỗi cây tính thấp nhất cũng thu được 5 triệu đồng. Mỗi hécta trồng được 1.000 cây, thu được 5 tỉ đồng, trừ chi phí đầu tư, lãi được trên 4,8 tỉ đồng. Khi được hỏi có chắc ăn lãi to như thế không, ông nói vẫn có những phát sinh làm tăng chi phí đầu tư hay các rủi ro khác, nhưng chắc chắn an toàn vì lợi nhuận từ cây Dó quá cao. Ông phân tích tiếp: “Đó là tôi chỉ đề cập đến cái khiêm tốn nhất là làm bột trầm. Còn nếu có kỹ thuật và đầu tư xử lý tạo trầm thì hiệu quả kinh tế còn cao hơn nhiều. Trầm hương dùng làm vị thuốc, tinh dầu, rượu, trà, trang sức,… tuỳ theo chất lượng, xuất xứ của trầm mà giá bán cao hay thấp”.

Bức thư gửi Thủ tướng Chính phủ

Ngày 21-3-2005, ông đã gửi một bức thư đến Thủ tướng Phan Văn Khải. Trong thư, ngoài nguyện vọng tha thiết xin được nhận đất trồng rừng, ông còn trình bày chi tiết “Dự án trồng 2.000 ha trầm hương” làm cơ sở chứng minh cho kế hoạch của mình. Vui mừng không kể xiết khi ngày 15-4-2005, Đại đức Giác Nhi đã nhận được công văn phản hồi từ Văn phòng Chính phủ. Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho tu sĩ Thích Giác Nhi thực hiện nguyện vọng của mình. Tiếp đó, ngày 28-4-2005, ông nhận được công văn trả lời chính thức của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát hoàn toàn ủng hộ những thiện tâm của ông về việc tham gia gây trồng phát triển cây dó bầu.

Zalo

Zalo

Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính Phủ gửi đến vị tu sĩ

Với mục đích mang ngành Trầm Hương Việt Nam tiến một bước tiến dài vươn ra thị trường thế giới, quảng bá thương hiệu Trầm sạch đến với bạn bè quốc tế, mang lại nguồn ngoại tệ ổn định để phát triển đất nước, sư thầy Thích Giác Nhi không ngừng trau dồi kiến thức để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều lần ông nói rằng “Trồng rừng là pháp môn tu hành tạo ra công đức nhân sinh xã hội, nếu gầy dựng thành công rừng trầm hương thì nó sẽ mang đến hai nguồn lợi lớn: thứ nhất rừng giúp bảo vệ môi trường, thứ hai là nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn” - ông khẳng định.